1 thg 3, 2012

Phép lịch sự trong ăn uống



Phép lịch sự không phải là những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó chỉ là những điều mang tính cách quy ước trong một cộng đồng xã hội nhất định, và thay đổi theo từng thời đại khác nhau. Dựa trên quan điểm đó, mỗi một điều được gọi là “phép lịch sự” cần phải được thực hiện với sự nắm hiểu về ý nghĩa của nó.
1- Ăn uống phải từ tốn, chừng mực: Không được lộ ra vẻ hối hả trong khi ăn. Ngay cả khi bạn ăn một mình cũng vậy. Bản thân chúng ta không nên gây khó chịu cho người khác bằng sự hối hả của mình.

2- Người nhỏ hơn không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn mình. Khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều đó nhằm bày tỏ sự tôn trọng và cũng là để cho thấy mình không vội vã trong việc ăn uống.
3- Không nên lấy thêm một món khác khi Thức ăn còn trong chén. Có nghĩa là, bạn phải ăn tuần tự từng món. Nếu là món lỏng như canh, súp… tránh đừng lấy quá đầy chén.
4- Dùng đũa:
- Tuyệt đối không dùng đũa gắp vào các món ăn lỏng như canh, súp… Điều này quả thật có phần kém… văn hoá. Khi chúng ta ăn, đầu đũa được ngậm vào trong miệng. Nếu sau đó lại “rửa” vào trong bát canh hay bát súp thì thật khó … hiểu. Nên, dù có ăn bằng đũa như xưa nay thì cũng nhớ đừng “rửa đũa” vào chỗ “công cộng”.
- Nên chọn trước thức ăn mình sẽ gắp, rồi mới đưa đũa đến gắp. Tránh việc dùng đũa “đào bới” trong đĩa thức ăn chung, rất khó coi. Ngoài ra, cũng cần quan sát trước, tránh cùng lúc lấy thức ăn ở một chỗ với người khác.
5- Nhai thức ăn nên “kín miệng”, đừng phô bày “hàm răng đẹp” của mình ra cho người khác thấy. Ăn các món lỏng đừng tạo ra âm thanh “sụp sụp” khi húp.
6- Không nên nói chuyện quá nhiều trong khi ăn, nhưng cũng đừng… cắm cúi ăn không để ý đến ai.

7- Khi ăn cơm khách, đừng ngồi theo kiểu “vắt chân chữ ngũ”, hoặc cũng đừng rung đùi đánh nhịp… nhất là người ngang hàng hoặc lớn hơn mình thì những thái độ này được xem là rất khiếm nhã.
Tránh đừng để chủ nhà phải mời mọc quá nhiều. Cần tỏ rõ cho mọi người thấy là mình rất tự nhiên, vì điều đó sẽ làm vui lòng chủ nhà.
Nếu là mời cơm tại nhà hàng, người mời nên tránh đừng thanh toán tiền trước mặt khách mời. Có thể dặn trước người phục vụ để thanh toán sau, hoặc kín đáo thanh toán vào lúc thuận tiện. Khách được mời tránh đừng hỏi giá cả hoặc nhận hoá đơn thanh toán rồi đưa sang cho người mời.
- Chủ nhà mời cơm khách cũng cần lưu ý: Nếu là nhà đông người quá, nên sắp xếp cho trẻ con ăn riêngThức ăn mời khách nên tránh những món “khó ăn” như phải sử dụng các thao tác gặm, xé… hay phải dùng tay khi ăn đều không thích hợp lắm. Trong khi ăn, nếu cần lấy thêm thức ăn, dùng bát hoặc đĩa khác để mang thức ăn đến cho thêm vào, tránh không lấy bát hoặc đĩa thức ăn trên bàn ăn mang đi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét