5 thg 12, 2011

Cuộc thi Biển-đảo quê hương Việt Nam


xem Thể lệ cuộc thi

Câu 1Bạn hiểu thế nào về nhận định Thế kỷ XXI là Thế kỷ đại dương?
* Thời điểm đưa ra nhận định Thế kỷ XXI là thế kỷ đại dương:
- Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, Khóa X, 2/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã ghi nhận ý kiến cho rằng Thế kỷ XXI là “Thế kỷ đại dương”.  
* Nêu vị trí, vai trò của đại dương đối với sự phát triển xã hội loài người:
- Là nơi dự trữ nguyên nhiên liệu, có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản nhất là dầu khí với trữ lượng lớn khoảng 3 đến 4 tỷ mét khối quy đổi, hải sản ước tính khoảng 3 đến 4 triệu tấn…
- Có nhiều dạng tài nguyên không có trên đất liền, có khả  năng phát triển dạng năng lượng sạch…

- Đại dương có vai trò cân bằng môi trường sinh thái trên trái đất.
- Có vai trò lớn trong phát triển kinh tế – xã hội thế giới.
- Có vai trò quan trọng về địa chính trị, góp phần hình thành trật tự thế giới mới…
* Tài liệu tham khảo:
- Vị trí, chiến lược vấn đề biển và luật biển ở khu vực châu á Thái Bình Dương của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện khoa học xã hội năm 1998.
- Biển Đông tài nguyên và môi trường của tác giả Vũ Trung Tạng, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 1997.
- Chính sách pháp luật biển của Việt Nam  – Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.
Câu 2: Theo Công ước năm 1982 của LHQ về Luật biển thì nước ta có những vùng biển nào? bề rộng và quyền của nước ta đối với những vùng biển đó?
* Nêu được nội dung của công ước 1982 của LHQ về luật biển:
* Theo Luật biển 1982 thì nước ta có 5 vùng biển:
+Nội thủy: Vùng nước nằm trong Đường cơ sở, gồm 11 điểm (A0 đến A11). Coi đây là lãnh thổ như đất liền (Thực hiện đầy đủ các quyền).
+Lãnh hải: Phía ngoài Đường cơ sở 12M. Có chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải, vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
+Vùng tiếp giáp: Rộng 12M tiếp liền với lãnh hải. Nhằm bảo vệ an ninh, các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, các quy định về y tế, di cư và nhập cư. Ta có quyền kiểm soát, bảo vệ an ninh lãnh hải và vùng tiếp giáp (24M).
+Vùng đặc quyền kinh tế: Tiếp liền với lãnh hải, tạo với lãnh hải một vùng rộng 200M. Có chủ quyền hoàn toàn với các tài nguyên ở vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
+Thềm lục địa: Gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam đến bờ ngoài của rìa lục địa (có thể tới 350M) nơi không đến 200M tính từ Đường cơ sở thì mở rộng ra 200M.
* Tài liệu tham khảo:
- Công ước luật biển của Liên hiệp quốc năm 1982.
- Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004.
Câu 3: Việt Nam có tất cả bao nhiêu đảo? Đảo nào lớn nhất? Đảo nào nhỏ nhất?
- Việt Nam có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đảo lớn nhất là đảo Phú Quốc hay còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ đảo có tổng diện tích 596,1km2
- Đảo nhỏ nhất là đảo Cồn Cỏ trực thuộc tỉnh Quảng Trị, có diện tích là 4 km2
Câu 4: Vị trí, vai trò quan trọng của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của Việt Nam?
1. Nêu vị trí địa lý và diện tích của Biển Đông:
- Vị trí địa lý: Biển Đông trải rộng từ vĩ độ 3 lên vĩ độ 26 Bắc và từ kinh độ 100 đến 121 Đông, là một trong 6 biển lớn nhất thế giới; xung quanh có 9 nước và 1 vùng lãnh thổ là: TQ – Đài Loan, Philipin, Indonexia, Malaixia, Singapo, Brunay, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
- Diện tích: Biển Đông rộng gần 3,5 triệu km2 (gấp 8 lần biển Đen và 1,2 lần Địa Trung Hải).
2. Nêu vai trò của Biển Đông trong phát triển kinh tế, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.
* Vai trò về kinh tế:
- Có 180 mỏ dầu với trữ lượng dầu mỏ lớn khoảng 50 tỷ tấn.
* Vai trò chính trị xã hội và an ninh quốc phòng:
- Là nơi tập trung các mâu thuẫn chính trị, kinh tế.
- Là nơi diễn ra tranh chấp quyết liệt, phức tạp nhất.
- Liên quan đến nhiều quốc gia nhất (kể cả nước có chủ quyền và không có chủ quyền, kể cả nước trong khu vực và các nước trên thế giới)
* Tài liệu tham khảo:
- Biển Đông tài nguyên và môi trường của tác giả Vũ Trung Tạng, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 1997.
- Chính sách pháp luật biển của Việt Nam  – Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.
Câu 5: Là công dân Việt Nam, Anh (Chị) cần làm gì để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh, giàu từ biển? (khoảng 500 đến 1.000 từ)
1. Nêu được lợi thế và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Lợi thế: kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh…
- Tiềm năng: tài nguyên khoáng sản biển, đại dương; nguồn lợi thủy hải sản; hệ sinh thái biển…
2. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và các giải pháp của Việt Nam:
- Thuận lợi: vị trí địa lý của quốc gia biển, tiềm năng của biển Việt Nam…
- Khó khăn, thách thức: trình độ kỹ thuật về biển còn lạc hậu so với các quốc gia biển trên thế giới; nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển còn hạn chế; thiên tai với cường độ lớn ảnh hưởng đến đời sống; tranh chấp biển Đông- Tài nguyên biển…
- Gỉai pháp: nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển; đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học – công nghiệp biển; triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác quy hoạch tổng thể phát xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; quản lý nhà nứoc có hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển; xây dựng đầy đủ đồng bộ hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển; phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng biển và ven biển; tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét