LỊCH SỰ KHI CHÀO HỎI
- Người thân quen thường chỉ cần cười với nhau hoặc gật đầu chào là đủ. Tuy nhiên, nếu đã lâu quá không gặp, nên dành năm ba phút dừng lại để hỏi han về sức khỏe, gia đình… Nếu là các mối quan hệ có tính chất trang trọng, nên dừng hẳn lại khi chào hỏi, tránh vừa đi vừa chào.- Chào người khác bằng cách hất hàm lên là một thái độ khiếm nhã, ngay cả với những người nhỏ hơn hay thuộc cấp của mình. Không dùng cách đưa tay lên chào với người lớn hơn mình. Nếu người ấy chủ động đưa tay chào khi nhìn thấy mình từ xa, cũng chỉ nên cười và cúi đầu để đáp lại. Nói chung, mọi cách thức chào hỏi đều nên kèm theo một nụ cười tươi.
(Xem tiếp)
Phép lịch sự không phải là những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó chỉ là những điều mang tính cách quy ước trong một cộng đồng xã hội nhất định, và thay đổi theo từng thời đại khác nhau. Dựa trên quan điểm đó, mỗi một điều được gọi là “phép lịch sự” cần phải được thực hiện với sự nắm hiểu về ý nghĩa của nó.
1- Ăn uống phải từ tốn, chừng mực: Không được lộ ra vẻ hối hả trong khi ăn. Ngay cả khi bạn ăn một mình cũng vậy. Bản thân chúng ta không nên gây khó chịu cho người khác bằng sự hối hả của mình.
2- Người nhỏ hơn không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn mình. Khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều đó nhằm bày tỏ sự tôn trọng và cũng là để cho thấy mình không vội vã trong việc ăn uống.
Phép lịch sự trong ăn uống
1- Ăn uống phải từ tốn, chừng mực: Không được lộ ra vẻ hối hả trong khi ăn. Ngay cả khi bạn ăn một mình cũng vậy. Bản thân chúng ta không nên gây khó chịu cho người khác bằng sự hối hả của mình.
2- Người nhỏ hơn không được ngồi vào bàn trước người lớn tuổi hoặc có vai vế lớn hơn mình. Khách mời không nên ngồi vào bàn trước chủ nhà. Điều đó nhằm bày tỏ sự tôn trọng và cũng là để cho thấy mình không vội vã trong việc ăn uống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét