I- VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN QUỐC GIA
1/ Đại dương là nơi dự trữ nguyên nhiên liệu và lương thực, thực phẩm
cho con người; đại dương có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, tạo ra
những lợi thế phát triển cho các quốc gia ven biển, quốc đảo, là chỗ dựa sinh kế
cho cộng đồng ven biển và trên các đảo của đại dương nói chung và Việt nam nói
riêng:
Việt Nam với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5 – 4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5 – 1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn ha. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển.
Nghề nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo.
Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu giúp mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển... Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển có trên 37 vạn héc ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn – lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu... Riêng diện tích cho nuôi tôm nước lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.
Các tài nguyên khoáng sản ven biển cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng ven biển là than, sắt, titan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.
Đối với Hàng hải: Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với tổng trọng tải là 2.322.703 DWT. Không chỉ tăng năng lực vận tải mà còn có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% năng lực đội tàu của Việt Nam. Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp.
Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãi biển lớn, nhỏ nông thoải, nước trong và sạch, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành với cảnh quan đẹp… là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp.
2/ Đại dương chứa đựng nhiều dạng tài nguyên mà trên đất liền không tìm thấy; đại dương có khả năng phát triển các dạng năng lượng sạch:
Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài nguyên đó thì làm cho nước ta ngày càng giầu và mạnh lên từ biển. Trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi), một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội nhất của vùng biển Việt Nam. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn khởi động nền kinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…, hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tài nguyên có giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện.
Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận. Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km2; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km. Đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy triều.
Đã có nhiều nước trên thế giới đang khai thác nguồn năng lượng sạch này góp phần tích cực, mục đích giảm phát thải CO2. Các chuyên gia ước tính năng lượng điện từ sóng có thể cung cấp tới 6% nhu cầu sử dụng điện của toàn nước Mỹ trong tương lai.
3/ Vai trò của đại dương trong cân bằng môi trường sinh thái trái đất:
Phải thừa nhận rằng đại dương (chiếm 70% diện tích bề mặt trái đất) đóng vai trò trung tâm trong mối tương tác đại dương – khí hậu về mặt phát sinh ôxy, hấp thụ đioxit cacbon (khoảng 30%), và điều chỉnh nhiệt độ và khí hậu. Khi các chức năng trên bị đe dọa thì tương lai của hành tinh của chúng ta cũng bị đe dọa. Gần 50% dân số thế giới đang sống ở vùng duyên hải và trên các đảo ven bờ sẽ phải hứng chịu những rủi ro khôn lường do việc đại dương ấm lên, mực nước biển dâng, các sự kiện thời tiết bất thường và axit hóa đại dương.
4/ Đại dương có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thế giới như đóng góp vào tỷ trọng nền kinh tế thế giới đặc biệt là đối với quốc gia có biển, văn minh loài người…. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu vực. Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
5/ Đại dương có vị trí quan trọng về địa thế chính trị, góp phần hình thành trật tự thế giới mới:
Hiện nay, chính việc các hoạt động của con người ở biển tăng cường và chồng chéo lên nhau đang tạo ra những nguy cơ đối với an ninh, môi trường và đời sống của ngành hàng hải. Những nguy cơ đó đang có xu hướng tăng lên. Những hoạt động cộng tác ở biển, nếu không được điều tiết, có thể gây ra những phạm vi đối đầu mới giữa các nhà nước hoặc các tác nhân kinh tế.
Hải quân các nước phương Tây lâu nay đã chiến đấu để củng cố sự thống trị của họ. Đã có thời điểm Anh muốn tất cả tàu thuyền của các nước khác phải chào tàu thuyền của họ khi gặp nhau trên biển bởi họ là chúa biển. Từ ngữ chủ đạo được dùng hiện nay là hợp tác giữa tất cả các yếu tố hàng hải. Đối với Pháp, đó là một sứ mệnh thường nhật. Việt Nam phải duy trì ở tất cả các đại dương các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau với 30 nước trong đó có những khu đặc quyền kinh tế ở gần chúng ta. Sự hợp tác đó có thể mang dáng dấp của những trao đổi nhân sự, những cuộc diễn tập song phương hoặc đa phương. Tất nhiên, những quan hệ hợp tác đó nhằm kiểm soát những hành động bất chính và phạm tội, điều tiết các hoạt động liên quan tới việc khai thác các nguồn tài nguyên và vận chuyển hàng hải, và đó cũng là phương tiện để các nước thể hiện sức mạnh của họ và đảm bảo các lợi ích của họ.
II/ TÍNH TẤT YẾU VIỆC NHẬN ĐỊNH “THẾ KỶ XXI LÀ THẾ KỶ CỦA ĐẠI DƯƠNG”.
1/ Xu thế chung.
Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2025, thế giới sẽ mất đi 70 triệu héc ta đất canh tác do bị ngập mặn hay bị chìm trong nước biển. Do đó, những dự án chiến lược khai thác biển, biến biển cả thành nơi phát triển nông nghiệp đang được các quốc gia và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, xây dựng. Là một quốc gia có biển, đảo, Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ này, nên cũng như đang hết sức quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển biển.
Các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương coi Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương. Nhiều nước đã hoạch định chiến lược tổng thể về biển với những chủ trương và chính sách cụ thể liên quan đến chủ quyền lãnh hải, an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng. Trung Quốc xác định: để mở rộng không gian sinh tồn, việc tiến ra biển khơi, khai thác nguồn tài nguyên biển liên quan đến khả năng tiếp tục phát triển và sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa; Trung Quốc đang ra sức tăng cường lực lượng hải quân và không quân để giành quyền kiểm soát trên không và trên biểu ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, và luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Nhật Bản khẳng định quốc sách bảo đảm tuyến giao thông trên biển 1000 hải lý. Mỹ coi việc bảo đảm an toàn tuyến đường vận chuyển nối liền Tây Thái Bình Dương với ấn Độ Dương và Đại Tây Dương là một bộ phận quan trọng trong chiến lược địa lý – chính trị toàn cầu và chiến lược quốc gia về chủ quyền và an ninh trên biển.
Mục tiêu địa lý – chính trị phức tạp của các nước Châu á – Thái Bình Dương gắn liền với cuộc đấu tranh giành giật chủ quyền lãnh hải và khai thác tài nguyên ở biển và đại dương sẽ tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cục diện chiến lược khu vực và toàn cầu trong thế kỷ XXI.
Lãnh thổ nước ta không chỉ có vùng đất liền mà còn có cả vùng lãnh hải. Chúng ta có nhiệm vụ bảo đảm chủ quyền quốc gia không những trên bộ, trên không mà cả trên vùng lãnh hải. Vùng lãnh hải với thềm lục địa, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc phòng có tầm quan trọng ngày càng lớn. Do đó, sự kiên tâm theo đuổi một chiến lược biển cho quốc gia là điều người Việt Nam phải nằm lòng nếu không muốn cho quốc gia mãi mãi tụt hậu hay vì chúng ta kém cỏi mà chết người vô ích, vì lơ là mà bị bất ngờ, vì quá hèn kém mà bị tước đoạt mất tài sản Cha Ông để lại cho mình.
2/ Đối với Việt Nam.
Về khách quan, một số vùng biển nước ta thường xảy ra thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ven biển cũng như trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển.
Về chủ quan, việc nhận thức về vị trí, vai trò của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược biển cùng những chương trình phát triển cụ thể để phát huy toàn diện tiềm năng tài nguyên đó. Đó là bên cạnh quy mô phát triển kinh tế biển còn nhỏ bé, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng; thì cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý, mới chỉ phát triển trên một diện hẹp; chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để đủ sức vươn ra vùng biển quốc tế. Trong khai thác, đánh bắt, chế biến nguồn lợi kinh tế biển vẫn đang chủ yếu là sản xuất nhỏ; với hệ thống hạ tầng còn thiếu thốn, yếu kém, chưa đồng bộ; cùng với đang thiếu những cảng biển lớn với dịch vụ hậu cần quy mô, hệ thống những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cơ sở dự báo thiên tai từ biển đang bộc lộ những yếu kém, bất cập v.v…
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của biển chưa đầy đủ; các cơ quan quản lý nhà nước về biển chưa phát huy tốt vai trò của mình, nhất là trong việc xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách; vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng biển và phát triển ngành, nghề biển còn ít; công tác hợp tác quốc tế về biển còn nhiều hạn chế, trong khi tranh chấp giữa các nước liên quan đến biển Đông còn diễn ra phức tạp.
2/ Chủ trương của Đảng và nhà nước.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những quan điểm cơ bản của Nghị quyết này, cùng với việc tiếp tục nhấn mạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặt kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước” .
Nghị quyết cũng đã xác định sát đúng và cụ thể về phát triển kinh tế biển đến năm 2020 trên lĩnh vực kinh tế – xã hội; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát triển khoa học – công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 Phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 Phê duyệt Đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTG ngày 23/3/2010 Phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
Các chính sách về quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và biển nói riêng đã được ban hành ngày càng nhiều, trong đó quan trọng là các luật: Bảo vệ môi trường, Khoáng sản, Đất đai, Dầu khí, Hàng hải, Tài nguyên nước, Thủy sản (tháng 11/2003). Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược Khai thác hải sản đến năm 2020; Chiến lược Bảo tồn và quản lý đất ngập nước quốc gia, cũng như các kế hoạch hành động quốc gia về môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và ứng cứu sự cố tràn dầu đã được Chính phủ thông qua. Đặc biệt là Chỉ thị 36-CT/TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1998) đã chỉ ra những quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nói chung và biển nói riêng.
3. Tầm quan trọng của của việc khẳng định “thế kỷ XXI là thế kỷ Đại dương”.
Với việc khẳng định “thế kỷ XXI là thế kỷ Đại dương” trong “Chiến lược biển VN đến năm 2020” là lập trường về chiến lược biển đầu tiên ở nước ta. Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, việc thông qua Chiến lược biển mở ra một giai đoạn mới về chất trong quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở rộng không gian và cơ hội phát triển, cùng thế giới chủ động bước vào “Thế kỷ của đại dương”.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.
Tầm của việc thực hiện chiến lược không giới hạn chỉ ở không gian địa lý của chiến lược. Nó còn phản ánh một tầm tư duy mới trong chiến lược phát triển đất nước, đó là tư duy vượt thoát khỏi “tư duy đất liền”, mở ra “tư duy đại dương” trong thời đại kinh tế mở và hội nhập toàn cầu. Những đặc điểm của bước chuyển tư duy này là:
- Các nguồn lực phát triển của biển là đa dạng, vô tận. Biển không chỉ có các nguồn lực vật thể – vật lý mà tài nguyên biển còn bao gồm các chiều không gian, vị thế địa – chiến lược và thế mở của nền kinh tế (biển là không gian “mặt tiền”).
- Tính bất định và độ rủi ro trên biển cao. Hoạt động trên biển để khai thác biển đòi hỏi tinh thần mạo hiểm, hơn thế, là mạo hiểm kiểu biển cả. Đây là phẩm chất thường bị thiếu đối với những chủ thể hoạt động trên đất liền. Cũng có thể nói phẩm chất này là yếu đối với đa số người Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa tiểu nông.
- Việc khai thác các nguồn lực biển đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, với phương thức tổ chức hoạt động đặc thù. Không thể khai thác biển với tư duy và phương thức khai thác đất liền. Chiến lược CNH, HĐH thích hợp cho đất liền không hẳn là áp dụng hiệu quả để triển khai cho biển.
III/ QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.
1. Cần đánh giá tổng thể và đầy đủ tiềm năng lợi ích của biển trong khung cảnh động, gắn với thành tựu phát triển khoa học công nghệ. Chưa thể nói chúng ta đã xác định rõ và chính xác tiền đề cơ bản đầu tiên để xây dựng chiến lược này. Mà không rõ tiền đề đó, khó định vị đúng hướng khai thác tiềm năng và lợi thế do biển mang lại trên quan điểm ưu tiên. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, biển Đông lại đang là vùng tranh chấp quốc tế, nếu không xác định được tiềm năng biển tổng thể, từ đó, định ra các ưu tiên khai thác và phát triển cụ thể, chính xác các nguồn tài nguyên trong một tầm nhìn dài hạn, kết hợp được tất cả các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, v.v. thì khả năng rủi ro hoặc hiệu quả thấp khi xây dựng và thực thi chiến lược sẽ là lớn.
2. Mục tiêu của chiến lược biển mà Đảng đã xác định tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) là “nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển”. Đây là một mục tiêu lớn, mang tính tổng thể. Con đường, phương thức đạt được mục tiêu đó không có gì khác hơn là thực thi thành công chiến lược CNH, HĐH biển, là khai thác các tiềm năng biển một cách hiệu quả trong một lộ trình được thiết kế tối ưu (mang tính “rút ngắn” cao).
Nhưng việc khai thác biển, dù đối tượng là loại tài nguyên gì (kể cả việc đánh bắt hải sản gần bờ), để bảo đảm tính bền vững, luôn đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, và thường là công nghệ khác với các loại công nghệ sử dụng trên đất liền. Câu hỏi đặt ra là nguồn lực tài chính và công nghệ nào bảo đảm cho chiến lược CNH, HĐH biển của Việt Nam là khả thi (theo lộ trình)? Đây thực sự là một đại vấn đề của chiến lược biển, cũng tức là của chiến lược CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn tới. Vấn đề đó cần được giải quyết về nguyên tắc trong mô hình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Việc giải quyết “đại vấn đề” nêu trên gắn liền với việc trả lời một câu hỏi khác: lực lượng nào có thể giúp Việt Nam triển khai CNH, HĐH trên biển một cách hiệu quả nhất theo các chức năng cụ thể? Nhà nước có thể và cần làm gì? Tư nhân làm gì? Các nhà đầu tư quốc tế, với trình độ và tiềm lực khác nhau, có thể tham gia khai thác biển ở những nội dung nào và với những phương thức nào? Và để lôi kéo các lực lượng khác nhau vào công cuộc chấn hưng vị thế quốc gia trên biển đó, cần phải có cơ chế, chính sách gì? Đó thực sự là những vấn đề lớn và mới của CNH, HĐH của giai đoạn tới.
4. Cần lưu ý rằng việc triển khai chiến lược biển ở nước ta diễn ra trong tình trạng tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển có xu hướng gia tăng. Đây là một đặc điểm lớn, chi phối nhiều mặt đến cả quá trình CNH, HĐH trên biển lẫn quá trình CNH, HĐH trên bờ. Nguồn gốc vấn đề là ở chỗ các nguồn lực phục vụ CNH của biển là rất. Giải quyết tranh chấp, xung đột trên biển đang là vấn đề rất lớn đặt ra. Mức độ gay gắt của nó có xu hướng gia tăng. Động thái chung là khó giải quyết triệt để vấn đề (theo nghĩa thỏa mãn điều kiện của tất cả các bên).
Trong khi đó, giải quyết tranh chấp trên biển là tiền đề để hợp tác và cạnh tranh phát triển bình thường; do đó, nó cũng chính là tiền đề định hướng phát triển cơ cấu trong quá trình CNH, HĐH, cả trên đất liền lẫn trên biển.
(Biên soạn: Kinh Tài-Trưởng phòng Nghiệp vụ NTN Ninh Thuận)
Việt Nam với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5 – 4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5 – 1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn ha. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển.
Nghề nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo.
Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu giúp mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển.
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển... Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển có trên 37 vạn héc ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn – lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu... Riêng diện tích cho nuôi tôm nước lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển.
Các tài nguyên khoáng sản ven biển cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng ven biển là than, sắt, titan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác.
Đối với Hàng hải: Việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với tổng trọng tải là 2.322.703 DWT. Không chỉ tăng năng lực vận tải mà còn có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% năng lực đội tàu của Việt Nam. Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp.
Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãi biển lớn, nhỏ nông thoải, nước trong và sạch, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành với cảnh quan đẹp… là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp.
2/ Đại dương chứa đựng nhiều dạng tài nguyên mà trên đất liền không tìm thấy; đại dương có khả năng phát triển các dạng năng lượng sạch:
Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài nguyên đó thì làm cho nước ta ngày càng giầu và mạnh lên từ biển. Trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi), một nguồn tài nguyên mũi nhọn, có ưu thế nổi trội nhất của vùng biển Việt Nam. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn khởi động nền kinh tế đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…, hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tài nguyên có giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện.
Sóng biển tạo ra nguồn năng lượng vô tận. Các kết quả tính toán cho thấy năng lượng sóng dọc dải ven bờ của nước ta rất phong phú. Dòng năng lượng trung bình yếu nhất đạt 15kW/m; mạnh nhất 30kW/m. Cụ thể vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, vịnh Gành Rái, Bà Rịa – Vũng Tàu hội tụ đủ ba yếu tố: Mật độ năng lượng GWh/km2; tiềm năng GWh; hiệu suất GWh/km. Đủ điều kiện để xây dựng nhà máy thủy điện thủy triều.
Đã có nhiều nước trên thế giới đang khai thác nguồn năng lượng sạch này góp phần tích cực, mục đích giảm phát thải CO2. Các chuyên gia ước tính năng lượng điện từ sóng có thể cung cấp tới 6% nhu cầu sử dụng điện của toàn nước Mỹ trong tương lai.
3/ Vai trò của đại dương trong cân bằng môi trường sinh thái trái đất:
Phải thừa nhận rằng đại dương (chiếm 70% diện tích bề mặt trái đất) đóng vai trò trung tâm trong mối tương tác đại dương – khí hậu về mặt phát sinh ôxy, hấp thụ đioxit cacbon (khoảng 30%), và điều chỉnh nhiệt độ và khí hậu. Khi các chức năng trên bị đe dọa thì tương lai của hành tinh của chúng ta cũng bị đe dọa. Gần 50% dân số thế giới đang sống ở vùng duyên hải và trên các đảo ven bờ sẽ phải hứng chịu những rủi ro khôn lường do việc đại dương ấm lên, mực nước biển dâng, các sự kiện thời tiết bất thường và axit hóa đại dương.
4/ Đại dương có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thế giới như đóng góp vào tỷ trọng nền kinh tế thế giới đặc biệt là đối với quốc gia có biển, văn minh loài người…. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với các nước trong khu vực. Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la, nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
5/ Đại dương có vị trí quan trọng về địa thế chính trị, góp phần hình thành trật tự thế giới mới:
Hiện nay, chính việc các hoạt động của con người ở biển tăng cường và chồng chéo lên nhau đang tạo ra những nguy cơ đối với an ninh, môi trường và đời sống của ngành hàng hải. Những nguy cơ đó đang có xu hướng tăng lên. Những hoạt động cộng tác ở biển, nếu không được điều tiết, có thể gây ra những phạm vi đối đầu mới giữa các nhà nước hoặc các tác nhân kinh tế.
Hải quân các nước phương Tây lâu nay đã chiến đấu để củng cố sự thống trị của họ. Đã có thời điểm Anh muốn tất cả tàu thuyền của các nước khác phải chào tàu thuyền của họ khi gặp nhau trên biển bởi họ là chúa biển. Từ ngữ chủ đạo được dùng hiện nay là hợp tác giữa tất cả các yếu tố hàng hải. Đối với Pháp, đó là một sứ mệnh thường nhật. Việt Nam phải duy trì ở tất cả các đại dương các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau với 30 nước trong đó có những khu đặc quyền kinh tế ở gần chúng ta. Sự hợp tác đó có thể mang dáng dấp của những trao đổi nhân sự, những cuộc diễn tập song phương hoặc đa phương. Tất nhiên, những quan hệ hợp tác đó nhằm kiểm soát những hành động bất chính và phạm tội, điều tiết các hoạt động liên quan tới việc khai thác các nguồn tài nguyên và vận chuyển hàng hải, và đó cũng là phương tiện để các nước thể hiện sức mạnh của họ và đảm bảo các lợi ích của họ.
II/ TÍNH TẤT YẾU VIỆC NHẬN ĐỊNH “THẾ KỶ XXI LÀ THẾ KỶ CỦA ĐẠI DƯƠNG”.
1/ Xu thế chung.
Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2025, thế giới sẽ mất đi 70 triệu héc ta đất canh tác do bị ngập mặn hay bị chìm trong nước biển. Do đó, những dự án chiến lược khai thác biển, biến biển cả thành nơi phát triển nông nghiệp đang được các quốc gia và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, xây dựng. Là một quốc gia có biển, đảo, Việt Nam cũng không nằm ngoài nguy cơ này, nên cũng như đang hết sức quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển biển.
Các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương coi Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển và đại dương. Nhiều nước đã hoạch định chiến lược tổng thể về biển với những chủ trương và chính sách cụ thể liên quan đến chủ quyền lãnh hải, an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng. Trung Quốc xác định: để mở rộng không gian sinh tồn, việc tiến ra biển khơi, khai thác nguồn tài nguyên biển liên quan đến khả năng tiếp tục phát triển và sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa; Trung Quốc đang ra sức tăng cường lực lượng hải quân và không quân để giành quyền kiểm soát trên không và trên biểu ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, và luôn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Nhật Bản khẳng định quốc sách bảo đảm tuyến giao thông trên biển 1000 hải lý. Mỹ coi việc bảo đảm an toàn tuyến đường vận chuyển nối liền Tây Thái Bình Dương với ấn Độ Dương và Đại Tây Dương là một bộ phận quan trọng trong chiến lược địa lý – chính trị toàn cầu và chiến lược quốc gia về chủ quyền và an ninh trên biển.
Mục tiêu địa lý – chính trị phức tạp của các nước Châu á – Thái Bình Dương gắn liền với cuộc đấu tranh giành giật chủ quyền lãnh hải và khai thác tài nguyên ở biển và đại dương sẽ tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi cục diện chiến lược khu vực và toàn cầu trong thế kỷ XXI.
Lãnh thổ nước ta không chỉ có vùng đất liền mà còn có cả vùng lãnh hải. Chúng ta có nhiệm vụ bảo đảm chủ quyền quốc gia không những trên bộ, trên không mà cả trên vùng lãnh hải. Vùng lãnh hải với thềm lục địa, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc phòng có tầm quan trọng ngày càng lớn. Do đó, sự kiên tâm theo đuổi một chiến lược biển cho quốc gia là điều người Việt Nam phải nằm lòng nếu không muốn cho quốc gia mãi mãi tụt hậu hay vì chúng ta kém cỏi mà chết người vô ích, vì lơ là mà bị bất ngờ, vì quá hèn kém mà bị tước đoạt mất tài sản Cha Ông để lại cho mình.
2/ Đối với Việt Nam.
Về khách quan, một số vùng biển nước ta thường xảy ra thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ven biển cũng như trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển.
Về chủ quan, việc nhận thức về vị trí, vai trò của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược biển cùng những chương trình phát triển cụ thể để phát huy toàn diện tiềm năng tài nguyên đó. Đó là bên cạnh quy mô phát triển kinh tế biển còn nhỏ bé, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng; thì cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý, mới chỉ phát triển trên một diện hẹp; chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để đủ sức vươn ra vùng biển quốc tế. Trong khai thác, đánh bắt, chế biến nguồn lợi kinh tế biển vẫn đang chủ yếu là sản xuất nhỏ; với hệ thống hạ tầng còn thiếu thốn, yếu kém, chưa đồng bộ; cùng với đang thiếu những cảng biển lớn với dịch vụ hậu cần quy mô, hệ thống những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cơ sở dự báo thiên tai từ biển đang bộc lộ những yếu kém, bất cập v.v…
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của biển chưa đầy đủ; các cơ quan quản lý nhà nước về biển chưa phát huy tốt vai trò của mình, nhất là trong việc xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách; vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng biển và phát triển ngành, nghề biển còn ít; công tác hợp tác quốc tế về biển còn nhiều hạn chế, trong khi tranh chấp giữa các nước liên quan đến biển Đông còn diễn ra phức tạp.
2/ Chủ trương của Đảng và nhà nước.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ những quan điểm cơ bản của Nghị quyết này, cùng với việc tiếp tục nhấn mạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế – xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặt kinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước” .
Nghị quyết cũng đã xác định sát đúng và cụ thể về phát triển kinh tế biển đến năm 2020 trên lĩnh vực kinh tế – xã hội; chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát triển khoa học – công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 Phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 Phê duyệt Đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTG ngày 23/3/2010 Phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
Các chính sách về quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và biển nói riêng đã được ban hành ngày càng nhiều, trong đó quan trọng là các luật: Bảo vệ môi trường, Khoáng sản, Đất đai, Dầu khí, Hàng hải, Tài nguyên nước, Thủy sản (tháng 11/2003). Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược Khai thác hải sản đến năm 2020; Chiến lược Bảo tồn và quản lý đất ngập nước quốc gia, cũng như các kế hoạch hành động quốc gia về môi trường, về bảo tồn đa dạng sinh học và ứng cứu sự cố tràn dầu đã được Chính phủ thông qua. Đặc biệt là Chỉ thị 36-CT/TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1998) đã chỉ ra những quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nói chung và biển nói riêng.
3. Tầm quan trọng của của việc khẳng định “thế kỷ XXI là thế kỷ Đại dương”.
Với việc khẳng định “thế kỷ XXI là thế kỷ Đại dương” trong “Chiến lược biển VN đến năm 2020” là lập trường về chiến lược biển đầu tiên ở nước ta. Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, việc thông qua Chiến lược biển mở ra một giai đoạn mới về chất trong quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở rộng không gian và cơ hội phát triển, cùng thế giới chủ động bước vào “Thế kỷ của đại dương”.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.
Tầm của việc thực hiện chiến lược không giới hạn chỉ ở không gian địa lý của chiến lược. Nó còn phản ánh một tầm tư duy mới trong chiến lược phát triển đất nước, đó là tư duy vượt thoát khỏi “tư duy đất liền”, mở ra “tư duy đại dương” trong thời đại kinh tế mở và hội nhập toàn cầu. Những đặc điểm của bước chuyển tư duy này là:
- Các nguồn lực phát triển của biển là đa dạng, vô tận. Biển không chỉ có các nguồn lực vật thể – vật lý mà tài nguyên biển còn bao gồm các chiều không gian, vị thế địa – chiến lược và thế mở của nền kinh tế (biển là không gian “mặt tiền”).
- Tính bất định và độ rủi ro trên biển cao. Hoạt động trên biển để khai thác biển đòi hỏi tinh thần mạo hiểm, hơn thế, là mạo hiểm kiểu biển cả. Đây là phẩm chất thường bị thiếu đối với những chủ thể hoạt động trên đất liền. Cũng có thể nói phẩm chất này là yếu đối với đa số người Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa tiểu nông.
- Việc khai thác các nguồn lực biển đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, với phương thức tổ chức hoạt động đặc thù. Không thể khai thác biển với tư duy và phương thức khai thác đất liền. Chiến lược CNH, HĐH thích hợp cho đất liền không hẳn là áp dụng hiệu quả để triển khai cho biển.
III/ QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.
1. Cần đánh giá tổng thể và đầy đủ tiềm năng lợi ích của biển trong khung cảnh động, gắn với thành tựu phát triển khoa học công nghệ. Chưa thể nói chúng ta đã xác định rõ và chính xác tiền đề cơ bản đầu tiên để xây dựng chiến lược này. Mà không rõ tiền đề đó, khó định vị đúng hướng khai thác tiềm năng và lợi thế do biển mang lại trên quan điểm ưu tiên. Trong điều kiện nước ta còn nghèo, biển Đông lại đang là vùng tranh chấp quốc tế, nếu không xác định được tiềm năng biển tổng thể, từ đó, định ra các ưu tiên khai thác và phát triển cụ thể, chính xác các nguồn tài nguyên trong một tầm nhìn dài hạn, kết hợp được tất cả các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng, v.v. thì khả năng rủi ro hoặc hiệu quả thấp khi xây dựng và thực thi chiến lược sẽ là lớn.
2. Mục tiêu của chiến lược biển mà Đảng đã xác định tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) là “nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển”. Đây là một mục tiêu lớn, mang tính tổng thể. Con đường, phương thức đạt được mục tiêu đó không có gì khác hơn là thực thi thành công chiến lược CNH, HĐH biển, là khai thác các tiềm năng biển một cách hiệu quả trong một lộ trình được thiết kế tối ưu (mang tính “rút ngắn” cao).
Nhưng việc khai thác biển, dù đối tượng là loại tài nguyên gì (kể cả việc đánh bắt hải sản gần bờ), để bảo đảm tính bền vững, luôn đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, và thường là công nghệ khác với các loại công nghệ sử dụng trên đất liền. Câu hỏi đặt ra là nguồn lực tài chính và công nghệ nào bảo đảm cho chiến lược CNH, HĐH biển của Việt Nam là khả thi (theo lộ trình)? Đây thực sự là một đại vấn đề của chiến lược biển, cũng tức là của chiến lược CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn tới. Vấn đề đó cần được giải quyết về nguyên tắc trong mô hình CNH, HĐH đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Việc giải quyết “đại vấn đề” nêu trên gắn liền với việc trả lời một câu hỏi khác: lực lượng nào có thể giúp Việt Nam triển khai CNH, HĐH trên biển một cách hiệu quả nhất theo các chức năng cụ thể? Nhà nước có thể và cần làm gì? Tư nhân làm gì? Các nhà đầu tư quốc tế, với trình độ và tiềm lực khác nhau, có thể tham gia khai thác biển ở những nội dung nào và với những phương thức nào? Và để lôi kéo các lực lượng khác nhau vào công cuộc chấn hưng vị thế quốc gia trên biển đó, cần phải có cơ chế, chính sách gì? Đó thực sự là những vấn đề lớn và mới của CNH, HĐH của giai đoạn tới.
4. Cần lưu ý rằng việc triển khai chiến lược biển ở nước ta diễn ra trong tình trạng tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển có xu hướng gia tăng. Đây là một đặc điểm lớn, chi phối nhiều mặt đến cả quá trình CNH, HĐH trên biển lẫn quá trình CNH, HĐH trên bờ. Nguồn gốc vấn đề là ở chỗ các nguồn lực phục vụ CNH của biển là rất. Giải quyết tranh chấp, xung đột trên biển đang là vấn đề rất lớn đặt ra. Mức độ gay gắt của nó có xu hướng gia tăng. Động thái chung là khó giải quyết triệt để vấn đề (theo nghĩa thỏa mãn điều kiện của tất cả các bên).
Trong khi đó, giải quyết tranh chấp trên biển là tiền đề để hợp tác và cạnh tranh phát triển bình thường; do đó, nó cũng chính là tiền đề định hướng phát triển cơ cấu trong quá trình CNH, HĐH, cả trên đất liền lẫn trên biển.
(Biên soạn: Kinh Tài-Trưởng phòng Nghiệp vụ NTN Ninh Thuận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét